Chùa Cái Bầu Nằm Ở Đâu? Khám Phá Chùa Cái Bầu Quảng Ninh

Chùa Cái Bầu Nằm Ở Đâu? Khám Phá Chùa Cái Bầu Quảng Ninh

Chùa Cái Bầu từ xưa vẫn nổi tiếng là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch đến không chỉ về tâm linh mà còn về nét đẹp thần bí. Ngôi chùa này được coi là điểm đến tâm linh cho mọi du khách địa phương cũng như toàn thể đất nước đến viếng thăm mỗi năm.

Giới thiệu về chùa Cái Bầu

Chùa Cái Bầu Quảng Ninh ở đâu?

  • Địa chỉ: Thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
  • Giờ mở cửa: 6h đến 22h. Vào các ngày lễ, ngày Tết chùa sẽ mở cửa 24/24

Chùa Cái Bầu hay còn có tên gọi là thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Tọa lạc tại thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 65 km. Dù mới được thành lập vào năm 2009, nhưng đây là một trong những ngôi chùa Quảng Ninh thu hút rất nhiều du khách từ mọi miền Tổ quốc đến tham quan và trải nghiệm du lịch nơi đây.

Chùa Cái Bầu hay còn có tên gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm
Chùa Cái Bầu hay còn có tên gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm

Với lợi thế địa hình đắc địa mặt trước hướng vịnh Bái Tử Long mênh mông, xa thẳm. Mặt sau tựa núi đồ sộ, hiên ngang. Không khí ở nơi đây thật sự rất yên tĩnh và bình dị. Với các tín đồ tâm linh, cuồng tin thì đây chắc chắn là một địa điểm không thể bỏ qua khi đi du lịch Vân Đồn.

Lịch sử chùa Cái Bầu

Theo sử sách ghi lại, chùa Cái Bầu được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh có từ thời Trần cách đây khoảng 700 năm. Trước những sóng gió của thời gian, chùa bị hư hỏng nặng. Sau khi được tôn tạo và hoàn chỉnh, ngôi chùa với diện tích khoảng 20 ha thuộc xã Hạ Long (Vân Đồn) với tổng kinh phí lên đến 24 tỷ đồng huy động từ xã hội hóa. Đến năm 2009, chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc lâm Giác tâm được khánh thành khang trang, xứng tầm với những giá trị lịch sử, văn hoá nơi đây.

Chùa được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh có từ thời Trần cách đây khoảng 700 năm
Chùa được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh có từ thời Trần cách đây khoảng 700 năm

Kiến trúc chùa Cái Bầu ở Quảng Ninh

Nếu bạn chú ý một chút, bạn có thể thấy rằng trong khuôn viên chùa gốm có một thiền viện chánh điện cao 2 tầng với diện tích 6.000m2. Ngoài ra, người ta còn chú ý đến cổng tam quan, nhà tổ, tháp chuông, thất của nhà sư, nhà khách của các tu sĩ nam nữ, hội trường trụ trì, tu viện,…

Bởi vì ngôi đền được xây dựng liền kề với ngôi chùa là điều mà không nơi nào có. Nơi đây cũng đã thu hút rất nhiều nhà khảo cổ học cũng như nhiều người đến tham quan chiêm ngưỡng. Khi đến với chùa Cái Bầu, chắc chắn rằng du khách sẽ không thấy các hoạt động mua bán, cò mồi trước cổng chùa. Và nơi đây thực sự là một nơi yên bình cho khách du lịch đến tham quan.

Kiến trúc chùa Cái Bầu ở Quảng Ninh
Kiến trúc chùa Cái Bầu ở Quảng Ninh

Hướng dẫn tham quan chùa Cái Bầu

Khám phá kiến trúc của ngôi chùa sẽ giúp du khách cảm nhận rõ nét vẻ đẹp của các đặc trưng của chùa Bắc Bộ và Phật giáo Thiền Viện Trúc Lâm.

Cổng Tam Quan chùa Cái Bầu

Trước khi bước xuống cổng tam quan du khách sẽ đi qua một con đường nhỏ uốn lượn với khung cảnh cực đẹp một bên là biển xanh sóng vỗ rì rào, một bên là sườn đồi với cây cối xanh tươi. Cổng tam quan là lối chính dẫn vào chùa được xây dựng đơn giản với 4 cột chính và hai tầng mái đỏ tươi, mái cổng được tô điểm bởi chi tiết cách điệu sóng biển mềm mại và không kém phần mạnh mẽ.

Cổng Tam Quan được xây dựng đơn giản với 4 cột chính và hai tầng mái đỏ tươi
Cổng Tam Quan được xây dựng đơn giản với 4 cột chính và hai tầng mái đỏ tươi

Phía sau cổng tam quan hình ảnh chùa Cái Bầu hiện ra trang nghiêm, đẹp và thanh bình sau bậc tam cấp dài vài trăm mét. Bước từng bước trên bậc tam cấp cũng là lúc du khách tĩnh tâm và rũ bỏ những lo lắng, xô bồ của cuộc sống thường nhật, hướng tâm tới những điều tốt đẹp. Kết thúc bậc tam cấp du khách đã đến sân chùa – một trong những địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh vịnh Bái Tử Long.

Tượng Phật Di Lặc

Kết thúc bậc tam cấp thì bên tay trái chùa Cái Bầu Vân Đồn là bức tượng Phật Di Lặc màu vàng sáng được đặt trong chòi riêng nặng 4,8 tấn. Xung quanh phật có rất nhiều chú bé đang nô đùa khung cảnh vô cùng yên bình, phía trước tượng phật đặt chút hoa tươi. Tượng được đặt trên bệ đá cao khoảng 70cm, mặt hướng ra vịnh Bái Tử Long như truyền tải mong muốn về cuộc sống yên bình, mưa thuận gió hòa của người dân nơi đây.

Bên tay trái chùa Cái Bầu Vân Đồn là bức tượng Phật Di Lặc màu vàng sáng được đặt trong chòi riêng nặng 4,8 tấn
Bên tay trái chùa Cái Bầu Vân Đồn là bức tượng Phật Di Lặc màu vàng sáng được đặt trong chòi riêng nặng 4,8 tấn

Khu chính điện chùa Cái Bầu

Tiếp tục di chuyển từ khu tượng Phật Di Lặc qua bậc cầu thang tới chính điện. Chính điện của chùa có diện tích 6.000m2 với thiết kế hai tầng, tầng 1 là Giảng Đường và tầng 2 là Đại Hùng Bảo Điện. Trong Đại Hùng Bảo Điện tượng phật cũng được đặt thành 2 tầng: tầng dưới đặt tượng Sư Lợi và Bồ Tát, tầng tiếp theo đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni.

Khu chính điện chùa Cái Bầu có diện tích 6.000m2 với thiết kế hai tầng
Khu chính điện chùa Cái Bầu có diện tích 6.000m2 với thiết kế hai tầng

Toàn bộ không gian chính điện chùa Cái Bầu Vân Đồn Quảng Ninh được phủ màu nâu sậm mang tới cảm giác yên bình gần gũi, không gian mở với nhiều cửa sổ và ô thoáng nhưng không kém phần trang nghiêm nhờ sự góp mặt của bộ hoành phi, câu đối và chi tiết chạm khắc tinh xảo khu vực giáp trần. Đặc biệt, bốn bức tường tại chính điện đều treo tranh tường được chạm khắc bằng đồng vô cùng tinh xảo.

Lầu Chuông, lầu Trống

Hai bên chính điện là lầu Chuông và lầu Trống của Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Lầu Chuông nằm bên trái chính điện là nơi đặt chiếc chuông đồng lớn cao khoảng 1,5m – đây cũng là khu vực mà du khách không được tùy ý ra vào. Chuông chùa chỉ được đánh trong những dịp lễ quan trọng.

Lầu Chuông nằm bên trái chính điện là nơi đặt chiếc chuông đồng lớn cao khoảng 1,5m
Lầu Chuông nằm bên trái chính điện là nơi đặt chiếc chuông đồng lớn cao khoảng 1,5m

Lầu Trống nằm bên phải cửa chính điện có trưng bày một chiếc trống lớn. Bên ngoài lầu được trang trí bằng bức tranh đồng khổng lồ, tái hiện lại quá trình hành hương của Đức Phật giúp du khách hiểu thêm về cuộc đời và công đức vô hạn của người.

Lầu Trống nằm bên phải cửa chính điện có trưng bày một chiếc trống lớn
Lầu Trống nằm bên phải cửa chính điện có trưng bày một chiếc trống lớn

Các khu vực khác của chùa Cái Bầu

Phía sau chính điện chùa là Tổ Đường, rồi đến tượng sư Bồ Đề Đạt Ma, tiếp tục bước trên bậc thang đá nhỏ men lên đỉnh đồi là khu vực thờ Phật nằm giữa núi rừng xanh mát. Đặc biệt từ đây du khách có thể quan sát toàn cảnh vịnh Bái Tử Long.

Ở mỗi độ cao của ngôi chùa lại mang tới một tầm nhìn vịnh khác nhau khiến du khách thích thú, khám phá. Ngoài ra còn có một khu vườn nhỏ nằm sau Tổ Đường là nơi trồng lan, trồng sen và một vài bộ bàn ghế phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi hóng mát của du khách đến du lịch chùa Cái Bầu.

Đi chùa Cái Bầu bằng phương tiện gì tốt nhất?

Chùa Cái Bầu nằm cách Hà Nội khoảng 200km, vì vậy bạn có thể chọn các phương tiện di chuyển sau:

Di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân

Đây là hai phương tiện lý tưởng để bạn chủ động cả về thời gian và khoảng cách. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu về những con đường có thể đến chùa Cái Bầu nhanh nhất. Trên đường đi, bạn nên chú ý đến tốc độ và đi đúng làn đường để đảm bảo an toàn giao thông. Thời gian dự kiến đi đến chùa là khoảng 4 giờ đồng hồ.

Di chuyển đến chùa Cái Bầu bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân
Di chuyển đến chùa Cái Bầu bằng xe máy hoặc ô tô cá nhân

Bạn có thể đi theo con đường từ quốc lộ 5 đến Hải Dương, sau đó tiếp tục theo quốc lộ 183 đến Cái Bầu. Hoặc đi theo hướng đường 5 qua Sài Đồng, bạn rẽ hướng đường 1 đến Bắc Ninh để theo tuyến đường 18. Nếu không bạn có thể di chuyển ban đầu tương tự như tuyến đường 1 những thay đổi là khi bạn đi hết quốc lộ 5, đến thành phố Hải Dương, bạn rẽ sang quốc lộ 10 và tiếp tục đến 18A.

Di chuyển bằng xe khách

Từ Hà Nội đến Quảng Ninh, có nhiều xe khách chạy dọc theo tuyến đường từ các trạm xe trong thành phố từ 6 giờ sáng đến 20 giờ chiều với giá vé từ 100.000 đồng đến 130.000 đồng/giờ. Tuy nhiên, xe khách thường có ít có tuyến đường trực tiếp đến chùa Cái Bầu. Vì vậy, bạn có thể tìm một chiếc xe khách để đi đến thành phố Hạ Long hoặc Vân Đồn và từ đó đi xe buýt chỉ với 10.000 đồng, xe ôm hoặc taxi.

Một kinh nghiệm trong việc lựa chọn xe khách cho bạn là tìm kiếm những chiếc xe chất lượng như Hoàng Long, Kumho,… Đây là những chiếc xe phục vụ tốt nhất và không có hiện tượng bắt hành khách trên đường đi, điều này làm mất thời gian.

Di chuyển bằng tàu hỏa

Tương tự xe khách, nếu bạn chọn tuyến Hà Nội – Hạ Long, điểm dừng của tàu là ở Hạ Long. Vì vậy, bạn sẽ phải bắt thêm một xe buýt hoặc xe máy, taxi để đến chùa Cái Bầu. Xe lửa đến Quảng Ninh thường có 2 chuyến từ ga Gia Lâm. Giá vé tàu là 80.000 VNĐ còn đối với học sinh, sinh viên giảm giá 15%. Đối với những người đến từ các thành phố khác, bạn có thể chọn thuê xe khách hoặc đi du lịch theo tour để có được phục vụ tốt nhất.

Di chuyển bằng tàu hỏa Hà Nội – Hạ Long
Di chuyển đến chùa Cái Bầu bằng tàu hỏa Hà Nội – Hạ Long

Nên đến chùa Cái Bầu vào thời gian nào là hợp lý nhất?

Du khách thập phương khi du lịch chùa Cái Bầu không chỉ tham quan các công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa đa dạng hay tham quan du ngoạn để ngắm nhìn vẻ đẹp nên thơ của cảnh sắc thiên nhiên mà còn bị thu hút bởi sự phong phú của các lễ hội lớn trong năm như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan… Thời gian đẹp nhất để trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ hội tại địa điểm du lịch Hạ Long chùa Cái Bầu là vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 âm lịch.

Tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, chùa sẽ tổ chức nhiều lễ hội lớn
Tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, chùa sẽ tổ chức nhiều lễ hội lớn

Vào rằm tháng 7 âm lịch, chùa cũng tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu, khi ấy người dân Quảng Ninh sẽ được ngắm trọn lễ hội hoa đăng rực rỡ sắc màu tuyệt đẹp tại ngôi chùa này. Đây là lễ hội mang ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất. Tại lễ hội, hàng trăm ngọn đèn hoa đăng được thắp lên đỏ rực, lấp lánh dưới mặt nước mang theo ước nguyện, cầu bình an, an lành và lòng thành kính của người còn sống với những người đã khuất.

Lưu ý khi tham quan tại chùa cái Bầu

Khi đến tham quan tại chùa Cái Bầu bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Bạn nên ăn mặc đúng cách (màu tối hoặc một màu) và đặc biệt không nên mặc váy, quần ngắn khi vào nơi tôn nghiêm.
  • Mang giày thể thao hoặc dép có gót thấp để thuận tiện cho việc di chuyển trên địa hình đồi núi ở những nơi đông người.
  • Không nên mua những mặt hàng không có nguồn gốc rõ ràng được bán tại khu nghỉ mát. Bạn đừng tin vào những lời mê tín trong những khu du lịch.
  • Bạn có thể mang theo nhiều tiền lẻ để đi lễ chùa. Tuy nhiên, bạn đừng nên bỏ tiền vào những pho Tượng, Giếng, Bát Hương,… gây mất thẩm mỹ ở những nơi linh thiên. Nếu như quý khách có lòng thành có thể để trực tiếp lên đồ lễ của mình hoặc Hòm Công Đức.
Những lưu ý khi tham quan tại chùa cái Bầu
Những lưu ý khi tham quan tại chùa cái Bầu

Với không gian thanh tịnh, tầm nhìn cực đỉnh và cảnh quan đẹp mắt thì ngôi chùa thực sự xứng đáng là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất đất mở. Hy vọng những kinh nghiệm đi chùa Cái Bầu trên sẽ giúp chuyến đi của du khách giàu trải nghiệm và trọn vẹn. Quảng Ninh 360 chúc quý khách có những giây phút thư giãn và đáng nhớ khi đến với nơi đây.